Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
HỌC THƯ PHÁP CẦN CÓ NĂNG KHIẾU KHÔNG?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ: “Trong thư pháp của tôi, có mực, trà,
hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định…”
“Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định. Tôi viết các từ hoặc câu mà có thể nhắc nhở mọi người về thực hành chánh niệm. Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết. Khi bắt đầu vẽ một vòng tròn, tôi thở vào và vẽ nửa vòng tròn trong khi thở vào, rồi tôi thở ra và vẽ nửa vòng còn lại trong khi thở ra. Trong suốt thời gian vẽ vòng tròn, tôi cũng đồng thời ý thức rằng trong bàn tay này của tôi có bàn tay của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên. Vì vậy mà khi tôi vẽ vòng tròn này thì cha, mẹ, ông bà tổ tiên và cả các vị thầy tâm linh của tôi cũng đang vẽ cùng tôi. Và vì chúng tôi cùng nhau vẽ vòng tròn này nên không hề có một cái ngã riêng biệt. Do vậy, chỉ vẽ một vòng tròn thôi nhưng ta có thể có được tuệ giác về vô ngã (anatta)”
"Thư pháp là gì? Học thư pháp có cần năng khiếu?”
Qua kết quả khảo sát trên fanpage cho thấy phần lớn mọi người đều trả lời có với câu hỏi này. Vậy có hay không, hôm nay CLB sẽ bật mí câu trả lời nhé.
Thư pháp là nghệ thuật trình bày văn bản một cách trang nhã và minh bạch. Không chỉ đơn thuần là chữ đẹp, con chữ trong thư pháp còn thể hiện tính cách, cảm xúc của người thai nghén nó. Ta có thể nói nói rằng, thư pháp là môn nghệ thuật thông qua ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm điểm tựa để thể hiện phong cách, cảm xúc của người viết. Qua đó truyền tải các giá trị giáo dục, đạo đức và nhân sinh quan trong cuộc sống. Tuy thư pháp là một loại hình nghệ thuật nhưng không yêu cầu phải có năng khiếu như vẽ mà đòi hỏi người muốn tiếp cận, làm quen nó chăm chỉ một chút.
Nếu ví thư pháp như người con gái thì theo đuổi bộ môn nghệ thuật này giống như theo đuổi một người con gái vậy, muốn nàng đồng ý phải kiên trì, nhẫn lại bởi ”dưa hái xanh không ngọt’’. Ban đầu làm quen, có lúc sẽ cảm thấy thật khó khăn. Có bạn nhỏ, bạn lớn những buổi đầu đi học :” Cô ơi! Thầy ơi! Khó quá đi”. Miệng thì nói khó thế nhưng vẫn cố gắng miệt mài uốn nắn từng nét một. Ừ! Khó đấy, khó chút xíu khi mới luyện, nhưng lại dễ với người kiên trì theo đuổi. Việc luyện thư pháp nói riêng hay luyện chữ nói chung cũng giống như việc rèn luyện tính cách, đạo đức vậy, càng luyện càng rút được kinh nghiệm, càng luyện chữ càng đẹp.
Ngoài việc có được chữ đẹp như một tài lẻ của riêng mình, thư pháp còn giúp người theo đuổi rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, biết nhẫn lại khống chế cảm xúc,...góp phần giữ gìn nét đẹp tinh hoa văn hóa của dân tộc và trao gửi yêu thương của người cho chữ. Nói đến đây chắc hẳn mọi người cũng biết đáp án chính xác rồi đúng không?
HỌC THƯ PHÁP KHÔNG CẦN NĂNG KHIẾU NHÉ!
Thư pháp GIA NGUYỄN – Tinh hoa nét Việt
Tranh thư pháp | Lớp học thư pháp | Ông đồ sự kiện | Chương trình thư pháp
SĐT - Zalo: 0703.909.270 | 0903.383.017
98 - 100 Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Chúc Quý khách bình an – hạnh phúc!