Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
"Thư pháp" là một từ Hán Việt. Về mặt chiết tự, "thư" có nghĩa là viết (động từ), "pháp" có nghĩa là phép (là khuôn phép nhất định để mọi người tuân theo), là cách thức.
"Thư pháp" là một từ Hán Việt. Về mặt chiết tự, "thư" có nghĩa là viết (động từ), "pháp" có nghĩa là phép (là khuôn phép nhất định để mọi người tuân theo), là cách thức. Hiểu một cách ngắn gọn là cách viết chữ hay phép viết chữ. Theo từ nguyên của Trung Quốc thì "dĩ văn tự kí tải sự vật viết Thư" và "Xưng thiện kì sự giả viết Pháp" có nghĩa là "lấy văn tự để chuyển tải nội dung thông tin của sự và vật thì gọi là Thư" và "sự đã qua quá trình hoàn thiện thì gọi là Pháp". Với nghĩa này, thư pháp cũng được hiểu là loại hình nghệ thuật bắt nguồn từ sự diễn đạt chữ viết.
Tương tự như vậy từ "Calligraphy" trong ngôn ngữ phương Tây cũng có nghĩa là cách viết chữ đẹp. Calligraphy là kết hợp hai từ Calli và Graphy. Calli có nguồn gốc từ Hy Lap là Kalli, phát sinh từ Kallos có nghĩa là vẻ đẹp và từ Graphy có gốc Hy Lạp là Graphein, có nghĩa là viết chữ. Vì vậy, thư pháp có nghĩa chung nhất là cách viết chữ đẹp".
(Trích "Thư pháp là gì? tác giả Tiến sĩ Nguyễn Hiếu Tín)
Như vậy "thư pháp" được hiểu là nghệ thuật chữ viết. Qua đó chúng tôi xin tạm đưa ra định nghĩa như sau cho thư pháp Việt:
Thư pháp Việt (đương đại) là một loại hình nghệ thuật tạo hình chữ viết các hệ chữ La-tinh. Viết thư pháp. Sử dụng bút lông và mực xạ làm phương tiện chủ đạo để truyền tải nội tâm của người viết lên các loại chất liệu. Ứng dụng một số kỹ thuật vận bút của nghệ thuật thư pháp phương Đông và áp dụng thêm cách thức riêng để phù hợp với các hệ chữ La-tinh. Đây là một hình thức giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây tạo nên một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng.
Nếu dùng bút lông mực xạ viết một cách rập khuôn theo một bộ chữ nhất định thì tạm gọi là viết "thư pháp". Nhưng khi người viết truyền được nội tâm của mình vào tác phẩm, những đường nét thể hiện sự độc đáo xuất thần không rập khuôn thì khi đó những tác phẩm được tôn lên một giá trị cao hơn gọi là "nghệ thuật thư pháp".
Chữ Trung Hoa hay chữ La-tinh vốn chỉ là những đường nét sắp xếp trên mặt giấy mà cấu thành chữ. Chữ Hán thì có kết cấu vuông gọn gàng được chia đều theo chiều ngang và chiều dọc, còn chữ La-tinh thì được viết dài theo chiều ngang, có chữ dài chữ ngắn, khi kết hợp các chữ với nhau phải tạo thành khối. Nên khi thể hiện một tác phẩm thư pháp bằng chữ La-tinh lại gặp phải những trở ngại rất khó khi sắp xếp bố cục, phải kết hợp theo phong cách của mỹ thuật Tây phương mới thành. Một tác phẩm thư pháp được xem như là một tấm tranh mà là tấm tranh chữ.
Nghệ thuật thư pháp đương đại Việt Nam đáp ứng được nhu cầu yêu thư pháp của người dân, gợi lại hình ảnh ông đồ mà lâu nay vắng bóng. Người dân Việt đọc được và hiểu được thư pháp của người Việt. Các tác phẩm thơ văn được nét chữ thư pháp thể hiện trang trọng đồng thời những lời hay ý đẹp cũng được truyền bá rộng rãi hơn, cũng như nâng cao giá trị của nội dung trở thành những tác phẩm tranh chữ nghệ thuật. Như vậy sự phát triển của nghệ thuật thư pháp Việt đương đại là một điều tất yếu.
Tại Việt Nam, người viết thư pháp thường được gọi là ông đồ, bà đồ.
Cái tên này xuất phát từ khái niệm xưa kia khi những người biết viết chữ, viết đẹp nhận dịch vụ viết từ nhân dân. Tuy nhiên do trình độ kém và công phu luyện tập không nhiều, đa số thường tô đi tô lại nhiều lần con chữ trên mặt giấy tạo thành chữ “đồ”.
Người nào có kinh nghiệm, kiến thức và được đông đảo người viết chữ suy tôn thì được nhận danh hiệu “thư pháp gia” - hoặc “nhà thư pháp” bởi họ có thể viết nhiều thể chữ, nghiên cứu sâu về nghệ thuật này.
Thư trong thư pháp có nghĩa là chữ.
Người viết thư pháp phải hội tụ đủ hai yếu tố, một là kỹ pháp và hai là vốn từ vựng. Xưa kia người biết chữ không nhiều, lại thêm việc có nhiều chữ đồng âm khác nghĩa, cách viết khác nhau nên yếu tố biết chữ cũng được đề cao.
Hiện nay, thư pháp chữ Việt cũng được nhiều người chú ý tới chữ nghĩa, hay phần “thư”. Bởi để thể hiện được một con chữ hội tụ ý nghĩa thể hiện rõ ràng nội hàm đòi hỏi người viết cũng phải có kiến thức nhất định để lý giải.
Thư pháp được thấy ở nhiều nơi, trên bảng hiệu, thiết kế logo, phong bao lì xì, các vật dụng trang trí, đồ dùng thường ngày để làm tăng thêm tính thẩm mỹ.
Có hai lối hành bút chính là trung phong hành bút (lối viết mà ngọn bút lông đi vào chính giữa hướng đi của nét) và thiên phong hành bút (ngọn bút lông đi lệch so với hướng di chuyển của nét).
Một số bức thư pháp tham khảo
Để giúp quý độc giả nhận thức rõ hơn về nghệ thuật thư pháp và trả lời được câu hỏi thư pháp là gì, dưới đây là một số hoạt động liên quan đến viết thư pháp mình xin được thư nhiếp ảnh gia, thư pháp gia Ngẫu Thư trong triển lãm thư pháp Cốt Cách Thanh Tân diễn ra vào ngày 25 tháng 8 hôm vừa rồi.
Đôi điều về thư pháp các nước trên thế giới
Thư pháp không chỉ là của riêng Trung Quốc, bản thân thư pháp được hình thành và phát triển trong nội tại những quốc gia dân tộc có nét chữ riêng và cho đến nay ta chưa thể hiểu và xác định được một cách chính xác nước nào là quốc gia đầu tiên hình thành nên bộ môn nghệ thuật này.
Từ rất xa xưa, ở các quốc gia trên thế giới đã biết và sử dụng thư pháp vào những mục đích chính như chép kinh, chép sử, treo trong nhà, vân vân... và dưới đây là một số những nét khái quát điển hình về nền thư pháp của các nước.
Thư pháp của Trung Quốc:
Là môn nghệ thuật được nhiều người biết đến, với nhiều phong cách, trường phái khác nhau một cách đa dạng, cho đến tận ngày hôm nay, chữ thư pháp của Trung Quốc được biết đến như là một trong những loại hình đã gắn chặt với lịch sử của quốc gia này.
Ung Chính - Nhà vua Trung Quốc có sở thích viết thư pháp |
Thư họa của Trung Quốc |
Thư pháp Nhật Bản
Có một sự gần gũi với thư pháp Trung Quốc, nhưng thư pháp của Nhật được biết đến là một nghệ thuật trọng về khí và thường được biết đến gần hơn với những vị thiền sư, những người có phẩm hạnh, đạo đức trong xã hội. Thư pháp Nhật Bản có một đặc điểm nổi bật ở bố cục chữ và thể chữ rất có hồn, xuất thần mà người Nhật thường yêu thích nhất chính là những đường tròn hoàn hảo.
Một cửa hàng thư pháp của Nhật Bản |
Một thiền sư đang tập viết trên...nền nhà |
Thư pháp các nước phương Tây
Là một điển hình của việc sử dụng chữ ngòi bút cứng để tạo nên các dạng bố cục chữ ký tự la tinh, thư pháp phương Tây là một nghệ thuật ứng dụng nhiều trong việc tạo bộ nhận diện thương hiệu, logo, hình ảnh cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà thể loại này rất được ưa chuộng tại các đất nước phát triển như Mỹ.
Thường có họa tiết đi kèm |
- Thư pháp là sản phẩm nghệ thuật của đường nét:
Mỗi một tác phẩm được tạo ra đều là sự tính toán một cách tỉ mỉ về đường, nét. Người luyện chữ cần phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài để có được nét bút chuẩn xác, thể hiện rõ ràng ý tưởng trong đầu. Đây là cả một quá trình hết sức lâu dài.
- Thư pháp có tính ứng dụng cao:
Không những trong quảng cáo, thư pháp có thể sử dụng để thiết kế logo, tạo ra các biểu ngữ, các thiệp mừng, các sản phẩm có ý nghĩa khác phục vụ nhiều tầng lớp người xem khác nhau. Bộ môn này cũng là một môn học giúp cho con người có thể trưởng dưỡng về nhận thức và hành vi.
- Thư pháp mang lại niềm vui cho người luyện tập
Đối với những ai đã luyện tập chữ nghĩa lâu dài, thì mỗi khi được cầm cây bút và thả hồn vào những đường nét thì đó là một cảm giác vô cùng tuyệt vời. Khi bạn thực hiện thành công một tác phẩm sau hàng trăm lần thất bại thì điều bạn nhận được lúc đó sẽ là trạng thái nâng nâng, phấn chấn đến lạ thường.
Là một trong những bộ môn ý nghĩa nhất, thiết thực nhất.
Là cội nguồn xuyên suốt, gắn kết các loại hình nghệ thuật với nhau.
Nếu các bạn yêu thích thư pháp, thì hãy đăng ký lớp học thư pháp.
Khóa học mở ra hoàn toàn miễn phí với mong muốn mọi người yêu thích thư pháp đến học đạt kết quả tốt và hiệu quả, biết đâu đây chính là cơ hội để các bạn khám phá bản thân và tìm kiếm sở thích, đam mê của mình.
Thư pháp không khó nếu bạn biết cách học. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng thư pháp cực kỳ dễ viết mà ai cũng có thể viết được sau khóa học.
Thông tin Lớp học thư pháp Gia Nguyễn:
- Thời gian học và lịch khai giảng: Theo lịch khóa biểu đăng ký.
- Học 1 buổi/ 1 tuần theo thứ đã đăng ký, 4 buổi/ 1 tháng/ 1 khóa.
- Học tại 98 - 100 trần kế xương, P.7, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
- Liên hệ đăng ký zalo: 0703909270 - Như Quỳnh Như
Thư pháp GIA NGUYỄN – Tinh hoa nét Việt
Tranh thư pháp | Lớp học thư pháp | Ông đồ sự kiện | Chương trình thư pháp
SĐT - Zalo: 0703.909.270 | 0903.383.017
98 - 100 Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Chúc Quý khách bình an – hạnh phúc!